Trang

LỰC LƯỢNG TÁC CHIẾN KHÔNG GIAN MẠNG

Translate

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2022

Phương Tây gia tăng trừng phạt Nga sau cuộc trưng cầu tại 4 khu vực của Ukraine

   Chính phủ Nga mới đây khẳng định sẽ ủng hộ lựa chọn của người dân Donbass, cũng như các vùng Zaporizhzhia và Kherson trong các cuộc trưng cầu ý dân về việc sáp nhập vào Liên bang Nga, trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh phương Tây gia tăng cảnh báo trừng phạt nước này. Cuộc xung đột đã bước sang tháng thứ 8 tại Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu và thậm chí còn chứng kiến cuộc đối đầu Đông-Tây nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. 

Công tác chuẩn bị cho cuộc trưng cầu ý dân đã hoàn tất (Ảnh: Reuters) Hơn 5 triệu người dân ở Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson sẽ trở thành công dân Nga nếu họ bỏ phiếu ủng hộ việc sáp nhập vào Liên bang Nga. Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, cuộc trưng cầu ý dân là phù hợp với quyền tự quyết được nêu trong Hiến chương Liên Hợp Quốc và Nga ủng hộ lựa chọn của người dân tại những những khu vực này. "Chúng tôi sẽ làm mọi cách để đảm bảo các điều kiện an toàn cho cuộc trưng cầu ý dân, để người dân có thể thể hiện ý chí, mong muốn, nguyện vọng của mình. 

Nga sẽ ủng hộ quyết định của người dân tại Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson về chính tương lai của họ", ông Vladimir Putin nói. Cuộc trưng cầu ý dân tại 4 khu vực thuộc Ukraine về việc sáp nhập vào Liên bang Nga diễn ra trong 4 ngày, bắt đầu từ hôm qua (23/9) và kéo dài đến ngày 27/9. Theo Ủy ban bầu cử, cuộc bỏ phiếu được lên kế hoạch kỹ càng và được đảm bảo về an ninh. Một phái đoàn gồm 4 người của Ủy ban bầu cử trung ương Nga và hơn 100 đại diện của các ủy ban bầu cử khu vực tham gia giám sát toàn bộ tiến trình bỏ phiếu. Chính quyền Kiev và các quốc gia phương Tây phản đối mạnh mẽ và khẳng định sẽ không công nhận kết quả cuộc trưng cầu ý dân. Trong khi Tổng thống Ukraine Zelensky tiếp tục kêu gọi các quốc gia phương Tây hỗ trợ nhiều hơn cho các lực lượng vũ trang của Ukraine, thì Mỹ, Liên minh châu Âu, Tổ chức quân sự Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) cũng gia tăng cảnh báo trừng phạt nghiêm khắc nhằm vào Nga



Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 23/9 kêu gọi các bên liên quan kiềm chế những bước đi có thể làm leo thang hơn nữa cuộc xung đột tại Ukraine: "Các bên liên quan cần nối lại đối thoại càng sớm càng tốt, đưa những quan ngại chính đáng và những phương án khả thi nhằm giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng... 

Chúng ta phải làm việc cùng nhau để giảm leo thang tình hình, kiềm chế những lời nói và hành động có thể làm trầm trọng thêm đối đầu. Cộng đồng quốc tế nên đóng một vai trò xây dựng trong việc làm dịu tình hình". Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres bày tỏ lo ngại những căng thẳng ngày một leo thang giữa Nga và Ukraine, cũng như giữa Nga và phương Tây có thể phá hỏng mọi nỗ lực ngoại giao nhằm thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột, trong đó có Sáng kiến biển Đen đạt được mới đây. "Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Bảy tháng qua đã chứng kiến sự đau khổ và tàn phá không thể kể xiết. Những diễn biến mới nhất rất nguy hiểm và đáng lo ngại, khiến các nỗ lực hòa bình trở nên xa vời…

Nếu thị trường phân bón không được ổn định, năm tới có thể gây ra một cuộc khủng hoảng về cung cấp lương thực. Nói một cách đơn giản, thế giới có thể cạn kiệt lương thực. Điều cần thiết là tất cả các quốc gia phải loại bỏ mọi trở ngại còn lại đối với việc xuất khẩu phân bón của Nga ngay lập tức", ông Antonio Guterres nói. "Sáng kiến Biển Đen" là một thành quả ngoại giao hiếm hoi mà Liên Hợp Quốc đạt được sau nhiều tháng xung đột leo thang nhằm loại bỏ những rào cản với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Ukraine và Nga. Tuy nhiên, tới nay, ngũ cốc và phân bón của Nga vẫn tiếp tục bị cản trở bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây, làm gia tăng lo ngại xung đột kéo dài có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu./. Thu Hoài/VOV1 (Tổng hợp) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét