Trang

LỰC LƯỢNG TÁC CHIẾN KHÔNG GIAN MẠNG

Translate

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

Fulro – Bão táp giữa đại ngàn (Kỳ 1)

 Kỳ 1: Khởi nguồn của Fulro

Dưới thời đệ nhất cộng hòa do Ngô Đình Diệm làm tổng thống, ở Tây Nguyên nổi lên tổ chức BajaRaka do Y Bham Ênuôi người Ê Đê chủ xướng nhằm kết nối các dân tộc được cho là mạnh nhất ở Tây Nguyên (BajaRaKa là từ viết tắt tên của 4 dân tộc chủ yếu: Bahanar, Djarai, Rhadé, và Kaho). Tổ chức này chủ trương đấu tranh bất bạo động, yêu cầu chính quyền lúc đó chấm dứt mọi chính sách phân biệt đối xử với các sắc tộc thiểu số Việt Nam. Về sau, tổ chức này đổi tên là Fulro, tên viết tắt của cụm từ tiếng Pháp: “Front Uni de Lutte des Races Opprimées”.

FULROsprayingsinsthesjungle

         Kỳ 1 – Khởi nguồn của Fulro ở Tây nguyên  
Ở thời điểm này, tổ chức Fulro vẫn giữ mục tiêu tập hợp các đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên và toàn miền Nam chống lại chế độ độc tài, gia đình trị của Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên về chủ trương có thay đổi, từ bất bạo động chuyển sang đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị có các thế lực bên ngoài hỗ trợ. Từ năm 1958 tổ chức Fulro đã lớn mạnh và hoạt động ráo riết ở những vùng rừng núi Tây Nguyên, gây được tiếng vang lớn khiến chính quyền Ngô Đình Diệm phải nhún nhường.

Vài nét lịch sử hình thành tổ chức Fulro

Khi nhà Ngô bị lật đổ bởi các tướng tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa được Mỹ “bật đèn xanh” nổi lên làm đảo chánh, anh em Điệm Nhu bị giết và Cẩn bị xử tử. Sài Gòn và miền Nam lúc đó do phe quân sự nắm quyền, kéo bè phái đấu đá nhau kịch kiệt để tranh giành quyền lực lẫn quyền lợi. Cuối cùng ngọn cờ về tay Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu và khi ông này lên làm tổng thống đã thiết lập nền đệ nhị cộng hòa cái gai Fulro vẫn chưa được nhổ.

Sau ngày thống nhất đất nước 30-4-1975, lợi dụng chính quyền cách mạng lúc đó còn nhiều vấn đề xã hội phải giải quyết, lực lượng Fulro được các thế lực thù địch với âm mưu chống phá hòa bình, chống phá cách mạng Việt Nam kích động “hà hơi tiếp sức”, Fulro lại nổi lên hoạt động, ráo riết lôi kéo đồng bào dân tộc ở các tỉnh vùng Tây Nguyên, ai chống đối lại hoặc tố cáo đều bị chúng giết chết, gây ra những thảm án kinh hoàng có thể ví như bão táp giữa đại ngàn.

Không thể để cho lực lượng Fulro mà đích thực là đằng sau đó là những tổ chức phản động, thế lực thù địch giúp đỡ về vật chất với ý đồ gây xáo trộn an ninh trật tự, trấn áp đồng bào Tây Nguyên, đe dọa vũ lực không cho làm ăn sinh sống, hòa nhập với xã hội mới, đi theo cách mạng… nhằm tiến tới lật đổ chính quyền. Đầu năm 1977 Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị 04/CT-TW về : “Đẩy mạnh việc giải quyết vấn đề Fulro”,

        Chấp hành chỉ thị này nhiều chuyên án triệt phá Fulro đã được các ngành, các cấp có liên quan ở nhiều tỉnh, thành triển khai thực hiện. Nhưng do lực lượng Fulro hoạt động trên một địa bàn rất rộng, trải dài trên mảnh đất Tây Nguyên và ẩn sâu trong đại ngàn cũng như trên cả đất Campuchia thời kỳ Pôn Pốt cầm quyền nên việc đấu tranh còn nhiều khó khăn, hạn chế, khiến cán bộ, chiến sĩ của ta hy sinh rất nhiều.

Đến khi ông Phạm Hùng (bí danh Bảy Cường) lúc đó là Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chủ trì hội nghị chuyên đề: “Đẩy mạnh việc giải quyết vấn đề Fulro” tại Nha Trang với đại diện các bộ, ngành liên quan như: Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Quân khu 7, Khu ủy khu 6 và Thường vụ tỉnh ủy, Ban Giám đốc CA các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai-Kông Tum, Phú Khánh, Thuận Hải, Đồng Nai, Sông Bé… và khi chuyên án 101 được thành lập do CA Lâm Đồng làm đơn vị chủ công phối hợp với các tỉnh bạn với kế hoạch đánh tổng lực vào lực lượng Fulro trên cả hai mặt trận: đấu tranh vũ trang quyết liệt và vận động chính trị kiên trì trong một thời gian dài tạo thành cơn bão táp đại ngàn mới quét sạch được tổ chức phản động cực kỳ nguy hiểm này.

Thời gian trôi qua đã trên 30 năm, những cán bộ, chiến sĩ tham gia vụ án Fulro lớp hy sinh trong chiến đấu đã thành người ở cõi vĩnh hằng. Các đồng chí còn sống đã nghỉ hưu và cũng ở ngưỡng “thất thập cổ lai hy” nhưng vẫn là những chân chứng sống của lịch sử đều nhớ lại như in những gì đã xảy ra trong thời kỳ quyết liệt này. Hồ sơ vụ án Fulro vẫn chưa phủ bụi và khi lật lại từng trang của chuyên án 101 thế hệ bây giờ vẫn như nghe thấy tiếng động của lịch sử và dấu ấn công lao được góp bằng máu xương của những người đã ngã xuống cho bình yên cuộc sống.

Và đây cũng không chỉ là một chuyên án lớn mà còn là bài học cảnh giác chính trị vẫn nóng hổi tính thời sự để giúp thế hệ bây giờ và mai sau nhìn lại, suy ngẫm… nhằm nâng cao ý thức chính trị, cảnh giác cách mạng để đấu tranh, phòng chống cái ác.

Fulro là gì?

         Từ năm 1958, đối với cái gọi là nền đệ nhất cộng hòa do Ngô Đình Điệm làm tổng thống và sự độc tài gia đình trị của anh em Diệm, Nhu không chỉ có các tổ chức chính trị đối lập, phong trào quần chúng đấu tranh đòi lật đổ Ngô Đình Diệm ở các nơi, nhất là ở Sài Gòn đã nổi lên hoạt động lén lút hoặc công khai khi có điều điện, cơ hội… mà ở các tỉnh Tây Nguyên cũng có một phong trào  gọi là : Mặt trận thống nhất đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức nổi lên tập hợp lực lượng trong đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên với mục đích đấu tranh chính trị, đưa ra yêu sách đòi Tây Nguyên tự trị, và mục đích cuối cùng là lật đổ Ngô Đình Diệm. Tên tiếng Pháp của phong trào này là Front Uni de Lutte Races Opprimées, viết tắt là FULRO. 
(còn tiếp)

Võ Thu Sơn 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét