Về tính chất:
Hiến pháp là văn bản thể hiện và bảo vệ chủ quyền của nhân dân, thông qua việc giới hạn quyền lực của nhà nước và khẳng định các quyền con người, quyền công dân. Trong khi đó, các văn bản pháp luật khác là tập hợp những quy tắc cư xử bắt buộc do nhà nước lập ra để quản lý xã hội, vì thế mang tính chất là công cụ pháp lý của nhà nước, chủ yếu phản ánh ý chí của nhà nước (tuy về nguyên tắc không được đi ngược với ý chí của nhân dân vì không được trái với hiến pháp).
Về phạm vi và mức độ điều chỉnh:
Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh rất rộng, liên quan đến tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia, song chỉ tập trung vào các mối quan hệ cơ bản và chỉ đề cập đến các nguyên tắc định hướng, nền tảng, không đi sâu vào chi tiết. Trong khi đó, các văn bản pháp luật khác chỉ đề cập đến một lĩnh vực, thậm chí một nhóm quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định, nhưng đi sâu điều chỉnh từng mối quan hệ cụ thể.
Về thủ tục xây dựng và sửa đổi:
Quy trình xây dựng và sửa đổi hiến pháp bao gồm nhiều thủ tục chặt chẽ và đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với các đạo luật thông thường, đặc biệt với những hiến pháp “cứng”. Ngay cả với những hiến pháp “mềm dẻo” cũng đòi hỏi việc xin ý kiến nhân dân (ở nhiều quốc gia phải tổ chức trưng cầu ý dân) là bắt buộc khi xây dựng hiến pháp (trong khi ở một số quốc gia việc này không nhất thiết phải thực hiện với mọi đạo luật thông thường). Thêm vào đó, việc thông qua hiến pháp cũng đòi hỏi tỷ lệ biểu quyết cao hơn (đa số 2/3) so với việc thông qua các đạo luật thông thường.
Các tìm kiếm liên quan đến phân biệt hiến pháp và các đạo luật khác, sự khác biệt giữa hiến pháp và pháp luật, cho biết sự khác nhau giữa hiến pháp và pháp luật, giống nhau giữa hiến pháp và pháp luật, mối quan hệ giữa hiến pháp và pháp luật, hiến pháp và luật hiến pháp là hai khái niệm đồng nhất với nhau, đặc điểm của hiến pháp, mối quan hệ giữa luật hiến pháp và chính trị, đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp
Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.”
Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước cố thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập.
Hiến pháp là gì?
Khái niệm Hiến pháp được quy định tại Khoản 1 Điều 119 Hiến pháp năm 2013: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”
Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.”
Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước cố thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập.
Hiến pháp là gì?
Khái niệm Hiến pháp được quy định tại Khoản 1 Điều 119 Hiến pháp năm 2013: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét